Đơn vị tính:CÁI
Thương hiệu:I-MING
Quy cách:Cái
Xuất xứ thương hiệu:Đài Loan
Nhà sản xuất:Đài Loan
Mô tả sản phẩm
Trong sinh hoạt hàng ngày thường xảy ra các vấn đề liên quan đến khớp cổ tay khi người bệnh bưng bê vật nặng cần nhiều lực ở cổ tay, thường xuyên làm việc với bàn phím máy tính, chơi các bộ môn thể thao như cầu lông, tennis, golf,... Bong gân cổ tay, trật khớp, đau nhức khó cử động là những cơn đau gây ảnh hưởng khá nhiều đến vận động tay nói riêng và cuộc sống thường nhật của người bệnh nói chung. Vì vậy, giảm thiểu cảm giác đau, hỗ trợ phục hồi nhanh các chấn thương là mong muốn của mọi bệnh nhân.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, trị liệu chuyên khoa, thì nẹp cổ tay là dụng cụ được khuyên dùng nhằm cố định khớp cổ tay, giảm áp lực lên chấn thương và hỗ trợ phục hồi tối đa.
Nẹp Cổ Tay WH-301 giúp giữ cho cổ tay thẳng, làm giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, từ đó sẽ kiểm soát các triệu chứng từ các bệnh khớp cổ tay. Thay vì chỉ uống thuốc và chờ đợi dài ngày để hồi phục, mang nẹp cổ tay sẽ giúp bệnh nhân năng động hơn trong các hoạt động, sinh hoạt mà không phải chờ đợi hồi phục.
Đặc điểm
Nẹp nhôm ( 1 nẹp ) định hình dễ dàng hoán đổi vị trí để sử dụng cho tay trái hoặc tay phải.
Bao nẹp thoáng khí, chắc chắn.
Thông số kỹ thuật
Màu sắc: Vàng kem
Size: đo chu vi vòng cổ tay:
M : 18 cm
L: 20 cm
XL: 21 cm
Nẹp nhôm ( 1 nẹp ) định hình dễ dàng hoán đổi vị trí để sử dụng cho tay trái hoặc tay phải.
Bao nẹp thoáng khí, chắc chắn.
Thành phần
20% Rubber, 55% Cotton,
10% Veicro, 5% Artificial Leather,
10% Aluminium.
Công dụng
Cố định khớp cổ tay trong điều trị, phục hồi chức năng mà không ảnh hưởng hoạt động của cánh tay & ngón tay.
Giảm đau trong hội chứng ống cổ tay.
Cách dùng
Hướng dẫn thao tác:
Trước khi đeo nẹp cổ tay mở đai định vị ra.
Cầm vào cạnh dưới của nẹp và kéo nẹp luồn qua bàn tay. Đồng thời, luồn ngón tay cái qua lỗ luồn ngón cái và luồn các ngón tay còn lại qua khe luồn lớn. Nẹp phải ôm khít vào lòng bàn tay.
Quấn đai định vị quanh cổ tay và khóa đai lại.
Đối tượng sử dụng
Người chơi thể thao, làm việc phải sử dụng đến cổ tay thường xuyên như: Người tập gym, dân văn phòng, tài xế, người chơi thể thao đối kháng (tennis, cầu lông, bóng bàn).
Người bị bong gân, trật khớp, căng cơ cổ tay sau chấn thương.